Thành phố mới Bình Dương là tên của một đề án xây dựng đô thị trong Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị tỉnh Bình Dương. Thành phố này được xây dựng mới hoàn toàn không dùng tiền ngân sách. Đây sẽ là trung tâm hành chính mới của Bình Dương thay cho thành phố Thủ Dầu Một
- Bình Dương xây Thành phố mới để “dời đô”
NỘI DUNG
- 1 Lịch sử hình thành Thành phố mới Bình Dương
- 1.0.1 Lộ trình nâng cấp đô thị Bình Dương theo các giai đoạn cụ thể như sau:
- 1.0.2 Trên cơ sở đó; một đề án xây dựng đô thị trung tâm mới nằm trong Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị tỉnh Bình Dương đã được hình thành. Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC) là đơn vị chủ đầu tư của dự án. Theo quy hoạch, đô thị mới cách trung tâm Thủ Dầu Một khoảng 8km có tổng diện tích 1.000ha nằm trên địa bàn;
- 1.1 Xây dựng Thành Phố mới Bình Dương.
Lịch sử hình thành Thành phố mới Bình Dương
Đề án được hình thành trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI; cụ thể hóa định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và Nghị quyết Ðảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ 9 nhiệm kỳ 2010 – 2015, về phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Theo đó, dự kiến đến năm 2020; tỉnh Bình Dương sẽ được chuyển thành Thành phố mới Bình Dương, là đô thị loại I, trực thuộc Trung ương với 6 quận, 4 huyện (gồm 60 phường, 13 thị trấn và 40 xã).
Lộ trình nâng cấp đô thị Bình Dương theo các giai đoạn cụ thể như sau:
- TP Thủ Dầu Một: giai đoạn 2011-2015: đô thị loại II, cấp quản lý hành chính thành phố trực thuộc tỉnh; giai đoạn 2016-2020: đô thị loại I, tách và thành lập TP Thủ Dầu Một và thị xã mới.
- Thị xã Thuận An: giai đoạn 2011-2015: công nhận đô thị loại III; giai đoạn 2016-2020: đô thị loại II, chuyển xã ngoại ô thành phường.
- Thị xã Dĩ An: giai đoạn 2011-2015: công nhận đô thị loại III; giai đoạn 2016-2020: đô thị loại II.
- Thị xã Bến Cát và Tân Uyên: giai đoạn 2011-2015; chia tách thành huyện phía Bắc và thị xã phía Nam, công nhận đô thị loại IV; giai đoạn 2016-2020: công nhận các thị xã phía Nam thành đô thị loại III.
- Huyện Dầu Tiếng và Phú Giáo: giai đoạn 2011-2015: điều chỉnh địa giới xã, thành lập thị trấn và xã mới; giai đoạn 2016-2020: huyện Dầu Tiếng có 13 xã, 4 thị trấn và là đô thị loại IV, huyện Phú Giáo có 10 xã, 4 thị trấn và là đô thị loại IV.
Trên cơ sở đó; một đề án xây dựng đô thị trung tâm mới nằm trong Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị tỉnh Bình Dương đã được hình thành. Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC) là đơn vị chủ đầu tư của dự án. Theo quy hoạch, đô thị mới cách trung tâm Thủ Dầu Một khoảng 8km có tổng diện tích 1.000ha nằm trên địa bàn;
- Phường Hòa Phú, Phường Định Hòa của TP Thủ Dầu Một
- Xã Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp, phường Tân Hiệp thuộc thị xã Tân Uyên
- Phường Hòa Lợi thuộc thị xã Bến Cát
Với quỹ đất địa chính cửa các xã ,phường trên có khả năng phục vụ cho khoảng 125.000 người định cư lâu dài và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc.
Xây dựng Thành Phố mới Bình Dương.
Tháng 6 năm 2009, UBND tỉnh Bình Dương đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 theo quyết định số 2273/QĐ-ủy ban nhân dân. Tháng 7 năm 2009; Becamex IDC đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện dự án khu đô thị mới thuộc Khu liên hợp theo quyết định số 2717/QĐ-ủy ban nhân dân. Ngày 26 tháng 4 năm 2010, lễ khởi công Thành phố mới Bình Dương được tổ chức.
Theo quy hoạch, Thành phố mới Bình Dương bao gồm 7 phân khu
- Khu trung tâm hành chính
- Khu công viên công nghệ kỹ thuật cao
- Khu trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán
- Khu văn phòng cho thuê, nhà hàng – khách sạn cao cấp
- Khu trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế, trường đại học
- Các khu phục vụ cộng đồng như quảng trường, công viên, hồ sinh thái, trung tâm văn hóa, bệnh viện…..
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật…
Hiện tại, Becamex đã xây dựng và đưa vào sử dụng Trung tâm Hành chính tập trung tỉnh Bình Dương; Trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế. Dự kiến từ khi khởi công đến năm 2020; Tổng vốn đầu tư cho các dự án của trung tâm TP mới Bình Dương là hơn 150.000 tỷ đồng. Trong đó; vốn đầu tư cho công trình tạo lực là hơn 20.000 tỷ đồng.
Tag: Thành phố mới Dương, Bình Dương new city, Bình Dương, Đô thị mới, Thành phố mới